Chùa Vĩnh Tràng – Ngôi Chùa Có Kiến Trúc Độc Đáo Ở Tiền Giang

Chùa Vĩnh Tràng là một trong những ngôi chùa nổi tiếng tại mảnh đất Tiền Giang. Đây là một trong số ít các di tích quốc gia về nơi thờ cúng tâm linh tại Việt Nam. Khi ghé thăm chùa Vĩnh Tràng, quý Phật tử không những được chiêm ngưỡng nét độc đáo trong kiến trúc mà còn tìm thấy được sự yên bình trong tâm hồn. Hãy cùng Buddhist Art tìm hiểu về chùa Vĩnh Tràng, kiến trúc chùa Vĩnh Tràng và các pho tượng Phật tại nơi đây nhé!

Giới thiệu về chùa Vĩnh Tràng

Chùa Vĩnh Tràng là một ngôi chùa Phật giáo thuộc phái Nam tông, nằm ở xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Chùa được xây dựng vào đầu thế kỷ 19 bởi ông bà Bùi Công Đạt, một vị quan dưới triều vua Minh Mạng (1820 – 1840).

chua-vinh-trang-7

Giới thiệu về chùa Vĩnh Tràng

Đến năm 1849, hòa thượng Thích Huệ Đăng ở chùa Giác Lâm (thuộc tỉnh Gia Định) về trụ trì và cho tổ chức xây dựng thành ngôi đại tự, đặt tên là Vĩnh Tràng. Đến năm 1984, chùa được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích cấp Quốc gia.

Chùa có diện tích khoảng 2 ha, bao gồm các công trình như chánh điện, phật điện, thư viện, nhà khách, vườn hoa,.. Nổi bật với nét kiến trúc hòa quyện giữa Á Đông và châu Âu, mang đậm dấu ấn thời kỳ. Để có được diện mạo như hiện nay, chùa Vĩnh Tràng đã trải qua rất nhiều lần tu sửa trong lịch sử.

  • Vị trí: Đường Nguyễn Trung Trực, ấp Mỹ An, Phường 8, Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang
  • Thời gian mở cửa: 7 giờ sáng – 21 giờ tối
  • Giá giữ xe tham khảo: 5.000 VNĐ / xe

Lịch sử chùa Vĩnh Tràng

Chùa Vĩnh Tràng có lịch sử tồn tại và phát triển gần 200 năm, sự tồn tại của chùa gắn liền với những biến cố lịch sử của đất nước và địa phương. Theo các tài liệu ghi chép được, chùa được xây dựng lần đầu bởi ông bà Bùi Công Đạt, một vị quan dưới triều vua Minh Mạng (1820 – 1840). Ban đầu, chùa được xây dựng như một thảo am để hai ông bà nghỉ dưỡng khi về hưu. Về sau thì được trùng tu và trở thành địa điểm du lịch tâm linh như bây giờ.

tuong-phat-a-di-da-chua-vinh-trang-4

Lịch sử chùa Vĩnh Tràng

Chùa Vĩnh Tràng có một lịch sử xây dựng với nhiều thăng trầm, biến cố, là nơi che chở, nuôi dưỡng chiến sĩ cách mang qua 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó, chùa cũng hứng chịu sự tàn phá nặng nề của 2 cuộc chiến tranh. Sau mỗi lần phá hủy, chùa lại được tu sửa và xây dựng lại. Nhờ vậy mà chùa vẫn tồn tại cho đến hiện nay.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954) và chống Mỹ (1954-1975), Vĩnh Tràng là một trong những trung tâm hoạt động của các tổ chức cách mạng cũng như các nhà yêu nước. Chùa cũng đã từng là nơi tổ chức các cuộc biểu tình, vận động, và tuyên truyền chống Pháp, chống Mỹ, đấu tranh cho độc lập, tự do, và thống nhất đất nước.

Đến giai đoạn đổi mới (1986-nay), chùa Vĩnh Tràng đã tiếp tục được phát triển và hoàn thiện. Được tu sửa và xây dựng thêm nhiều công trình mới như phật điện, thư viện, nhà khách,… Chùa cũng đã được trang trí và trưng bày nhiều tác phẩm nghệ thuật, như các tượng Phật bằng đồng, gỗ, gốm sứ,… Vì vậy mà chùa Vĩnh Tràng đã trở thành một điểm du lịch tâm linh hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

chua-vinh-trang-6

Nét Kiến trúc chùa Vĩnh Tràng

Kiến trúc chùa Vĩnh Tràng

Chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang được xây dựng với lối kiến trúc hòa quyện giữa 2 nền văn hóa, mang đậm dấu ấn Á – Âu. Trong đó có thể kể đến lối kiến trúc của các nước như Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm. Tuy nhiên chùa vẫn mang trong mình vẻ đẹp của kiến trúc điêu khắc truyền thống Việt Nam, rất kỳ công và tinh xảo.

Phía trước chùa 

Tổng khuôn viên chùa là 20.000 mét vuông. Nổi bật với lối kiến trúc theo hình dáng chữ “Quốc” nguy nga, tráng lệ. Phía trước chùa Vĩnh Tràng có hai cổng Tam Quan, được xây dựng vào khoảng năm 1933, theo kiểu cổ lầu do những nghệ nhân xứ Huế thực hiện.

Hai cổng Tam Quan này được các nghệ nhân sứ thời kỳ đó dùng mảnh sành, mảnh sứ mà ghép thành. Minh họa cho lịch sử Phật giáo với đủ loại hình dáng của long, lân, quy, phượng. Nổi bật là bức tranh sự tích Phật, tranh tứ linh, tứ quý, truyện cổ tích dân gian… Ngoài ra, trên cổ lầu còn có rất nhiều câu đối được chạm trổ công phu.

chua-vinh-trang-9

Cổng chùa Vĩnh Tràng

Cổng giữa của Tam Quan được thiết kế theo lối kiến trúc Pháp, không như các ngôi chùa khác tại Việt Nam thường có cổng Tam Quan đồ sộ thì chùa Vĩnh Tràng lại có cổng nhỏ hơn hẳn, chỉ mở vào các dịp đặc biệt.

Sau cổng Tam Quan chính là kiến trúc của chùa Vĩnh Tràng. Chùa được xây dựng thành 4 gian, theo thứ tự là: Tiền Đường, Chánh Điện, nhà Tổ và nhà Hậu, được xây dựng nên từ xi măng và gỗ quý, được chạm khắc rồng phượng, Hán tự vô cùng tinh xảo.

Chánh điện

Đây là công trình chính của chùa Vĩnh Tràng, là nơi sẽ diễn ra các hoạt động thờ cúng cũng như tổ chức các nghi lễ Phật giáo. Chánh điện được xây dựng theo lối kiến trúc khá đặc biệt, kiến trúc La Mã kết hợp cùng những hàng đá hoa sặc sỡ Pháp trên nóc điện. Phía trong chánh điện là một hòn non bộ lớn phác họa lại khung cảnh thiên nhiên sinh động, được đặt ở ngay chính giữa.

chua-vinh-trang-2

Ở phần trước chánh điện, Phật tử đến tham quan sẽ dễ dàng nhìn thấy những hoa văn Phục Hưng, bông sắt Pháp và gạch men Nhật Bản. Bên cạnh đó còn là những chữ Hán quen thuộc cùng với chữ quốc ngữ được viết theo lối chữ Gô-tích. Nghe như người dân địa phương truyền tai nhau thì đây là kết quả của việc hòa thượng Minh Đàng cùng ông Huỳnh Trí Phú học hỏi được và sáng tạo từ nền văn hóa Chùa Tháp khi đến thăm đất nước này.

Phía sau Chánh điện

Phía sau chánh điện cũng là một quần thể kiến trúc độc đáo, nổi bật là nhà thờ tổ được nối với hành lang đông – tây theo lối thiết kế của Trung Quốc. Tuy nhiên, kiến trúc chùa Vĩnh Tràng được biến điệu nên vẫn giữ được phong cách Việt Nam. Giữa không gian trống của nhà tổ và chánh điện là một hòn non bộ tạo cảnh núi non chùa Tháp, mang đậm bản sắc quê hương. Nhìn từ nhà tổ về phía chánh điện, quý vị sẽ thấy lối kiến trúc Roma, với cột uy nghi, vòm cong và hoa văn Pháp sặc sỡ.

chua-vinh-trang-1

Ngoài ra, chùa Vĩnh Tràng còn có nhà hậu tổ để thờ chư vị tiền bối và trai đường, nhà tịnh trù để tiếp khách và nhà Tăng chúng ở hai bên. Những ngôi nhà này có mái ngói gạch theo kiểu cổ Việt Nam, nhưng được kết hợp với vòm cong Pháp, tạo nên một sự hài hòa và độc đáo. Chùa Vĩnh Tràng chính là một minh chứng cho sự giao thoa và sáng tạo của nền văn hóa Việt Nam.

Ý nghĩa của chùa Vĩnh Tràng

Trong lịch sử, Vĩnh Tràng không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo và giá trị kiến trúc sâu sắc mà chùa còn là nơi ẩn giấu của nhiều nhà hoạt động cách mạng yêu nước, là nơi cung cấp hậu cần cho cách mạnh, góp công cho cuộc giải phóng dân tộc. Cho đến hiện tại, chùa Vĩnh Tràng còn là một điểm đến tâm linh không thể bỏ qua khi ghé thăm Tiền Giang.

chua-vinh-trang-3

Bên cạnh đó, ý nghĩa của chùa Vĩnh Tràng còn là nơi lan tỏa ánh sáng của Phật giáo và văn hóa cho thế giới, là biểu tượng của sự giao thoa văn hóa Á – Âu. Có thể nói, chùa Vĩnh Tràng chính là niềm tự hào của người dân Tiền Giang, là nơi thể hiện lòng thành kính của Phật tử đối với Phật pháp và chư Phật.

Tượng Phật tại chùa Vĩnh Tràng

Chùa Vĩnh Tràng là một ngôi chùa nổi tiếng với hơn 60 tượng Phật được đúc từ nhiều chất liệu khác nhau, như gỗ, xi măng, đồng, đất nung. Các tượng Phật có tuổi đời từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, mang đậm nét đẹp của nghệ thuật Phật giáo. Trong số đó, có 3 tượng Phật đồng cao gần 1m, được coi là những tác phẩm nghệ thuật quý hiếm của thế kỷ 19.

Tượng Phật Di Lặc

Tượng Phật Di Lặc là một công trình kiến trúc độc đáo của chùa Vĩnh Tràng. Tượng Phật được đúc bằng bê tông cốt thép, cao 20m, rộng 18m, dài 27m và nặng 250 tấn. Tượng Phật có khuôn mặt vui vẻ, phúc hậu, toàn thân tượng là một màu trắng. Khi ngắm nhìn tượng Phật Di Lặc tại chùa Vĩnh Tràng quý Phật tử sẽ cảm thấy yên bình và nhẹ nhõm.

chua-vinh-trang-8

Bên trong tượng Phật còn có giảng đường và nơi nghỉ cho 200 người, là nơi làm việc của Ban Trị Sự Phật Giáo tỉnh Tiền Giang. Tượng Phật Di Lặc được khánh thành vào ngày 22/01/2010.

Tượng Phật A Di Đà

Tượng Phật A Di Đà được khánh thành vào ngày 14/1/2008, là bức tượng Phật khổng lồ được đặt trước chánh điện, ngay trong hoa viên chùa. Vĩnh Tràng. Tượng được đúc bằng xi măng, tổng chiều cao là 25m, nặng 150 tấn. Đức Phật A Di Đà tính từ chân đến đỉnh cao 18m, Ngài đứng trên một bệ cao 7m, mắt nhìn về phía chánh điện và hoa viên.

chua-vinh-trang-5

Đức Phật A Di Đà là biểu tượng của cõi Cực Lạc an vui. Chùa Vĩnh Tràng cho xây dựng tượng Phật ở đây chính là thể hiện ngụ ý rằng Phật đang đứng trông nom chúng sinh và sẽ phù hộ chúng sinh bình an. Đây cũng được xem là biểu tượng của chùa Vĩnh Tràng hiện nay. Pho tượng A Di Đà tại chùa Vĩnh Tràng đã được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận là pho tượng Phật A Di Đà lộ thiên cao nhất Việt Nam.

Tượng Phật Thích Ca nằm

Bên cạnh những pho tượng khổng lồ kể trên, tại chùa Vĩnh Tràng còn có một pho tượng Phật Thích Ca trong tư thế nằm. Pho tượng này thường bị hiểu lầm là Đức Phật A Di Đà. Tượng Phật Thích Ca nằm được đúc bằng bê tông cốt thép, dài 32m, cao 10m, nặng 250 tấn. Tượng được đặt nằm trên một cái đế cao 7m, rộng 18m.

chua-vinh-trang-4

Tôn tượng Phật Thích Ca rất nhẹ nhàng, khi nhìn vào Phật Thích Ca quý Phật tử sẽ cảm thấy lòng an yên và thư thái. Tượng Phật được khánh thành vào ngày 15/02/2013.

Mặc dù đã trải qua nhiều năm tuổi nhưng chùa Vĩnh Tràng vẫn giữ được cho mình những nét đẹp cổ kính xen lẫn hiện đại. Nếu quý Phật tử có dịp ghé thăm Tiền Giang, hãy thử ghé chùa Vĩnh Tràng ít nhất một lần. Đây chính là chỗ dừng chân xoa dịu tâm hồn mà quý Phật tử không nên bỏ lỡ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *